Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh là gì? Chắc hẳn đây cũng là một trong những vấn đề các bạn thắc mắc rất nhiều. Hãy cùng học viện edX tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
1, Ngành quản trị kinh doanh là gì ?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị. (Theo wikipedia)
2, Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh có hot không ?
a, Tầm quan trọng của ngành quản trị kinh doanh:
Một doanh nghiệp, tổ chức mà không có người quản trị chắc chắn doanh nghiệp hay tổ chức đó không đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, với nghề quản trị kinh doanh chắc chắn sẽ không bao giờ lỗi thời. Bởi nếu bạn muốn quản trị dự án kinh doanh được, bạn phải am hiểu về tài chính, nhân sự, marketing, bán hàng, logistics, quản trị rủi ro,….
Mục tiêu của chính phủ nước ta trong việc phát triển kinh tế – xã hội tiến tới trên 1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi hiện nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký là 500.000. Do vậy, chính phủ luôn khuyến khích tinh thần khởi nghiệp từ các bạn trẻ, những người có khát khao.
Mà để xây dựng doanh nghiệp phát triển bên vững thì học ngành Quản trị kinh doanh là một cơ hội rất lớn để bước vào con đường kinh doanh và theo đúng chiến lược.
b, Học ngành quản trị kinh doanh cơ hội việc làm có giàu được không?
Hiện nay, nhiều em học sinh rất quan tâm đến công việc của mình sau khi tốt nghiệp. Với mong muốn kiếm được khoản thu nhập hàng tháng ở mức cao, nên nhiều em tìm hiểu rất kỹ mức lương của từng ngành. Đây là những thông tin tìm hiểu chính đáng, nhưng không ai có thể dám chắc với em là có giàu lên hay không. Bởi vì:
Học ngành QTKD nếu em xác định đi làm thuê (Làm công ăn lương) thì thật khó để làm giàu. Vì em muốn có mức lương 10 triệu em phải mang lại doanh thu cho công ty tối thiểu là 50 triệu hoặc nhiều hơn thế nữa.
Nếu học ngành QTKD em xác định khởi nghiệp thì tuỳ vào trình độ của em thời điểm đó mới xác định được em có giàu được hay không. Nhưng có thể nói rằng, nếu tự khởi nghiệp, em là người tự do về mặt thời gian, tự do về tài chính. Đó là điểu mà ai cũng với tới: “Freedom”.
3, Cơ hội việc làm: Mức lương ngành quản trị kinh doanh.
a, Mức lương về cơ hội việc làm cho người mới ra trường:
Cụ thể, lương quản trị kinh doanh mới ra trường trung bình dao động trong khoảng 6 triệu VNĐ/tháng. Chẳng hạn, bạn làm công việc của nhân viên kinh doanh. Mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 10 triệu/ tháng. Đối với nhân viên Marketing, mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu/ tháng.
b, Với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc:
Đối với những người đã sở hữu kinh nghiệm làm việc lâu năm. Các bạn hoàn toàn có thể có mức thu nhập từ 15 – 20 triệu/tháng. Chẳng hạn, bạn làm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh. Mức thu nhập sẽ dao động trong khoảng từ 10- 25 triệu/tháng. Nhìn chung mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh là khoảng trên 10 triệu/tháng.
Nhìn chung, cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh là rất lớn. Nhưng bạn nên tập trung nhiều hơn vào thực hành. Hãy chọn một môi trường giúp bạn có thêm thật nhiều kinh nghiệm. Như vậy sau khi ra trường, đặc biệt là với tình hình cạnh tranh gay gắt. Bạn sẽ không bị hoang mang với cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh.
4, Học quản trị kinh doanh khó xin việc không ?
a, Nhu cầu của thị trường về cơ hội việc làm:
Có thể nói, quản trị kinh doanh là một trong những ngành hot nhất cho sinh viên khối kinh tế. Ngành này cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thương mại, kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị. Cũng vì vậy đây là một ngành rất “rộng”. Sau khi ra trường bạn hoàn toàn có thể có đủ kiến thức, kỹ năng làm nhiều công việc khác nhau, tuỳ vào trình độ và kỹ năng tích luỹ được cũng như sở thích của bản thân.
Công việc của những người học quản trị kinh doanh trải dài từ xuất nhập khẩu, kinh doanh, marketing đến nhân sự, tài chính, kế toán, bảo hiểm. Nhu cầu của thị trường lao động với các vị trí này đã và đang không ngừng tăng lên.
Nghiên cứu được công bố năm 2019 cho thấy nhân sự làm ngân hàng, tài chính và bảo hiểm có mức lương cao nhất trong khối kinh tế hiện nay. Trong khi đó, tiếp thị cũng là 1 trong 5 ngành có mức tăng trưởng nhanh nhất, tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhất.
b, Cơ hội việc làm trong nhiều vị trí:
Có rất nhiều vai trò công việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Một số vị trí việc làm phổ biến bao gồm:
- Nhân viên kinh doanh.
- Nhân viên bán hàng.
- Nhân viên tư vấn.
- Nhân viên bảo hiểm.
- Chuyên viên tài chính.
- Nhân viên phát triển thị trường.
- Nhân viên/chuyên viên marketing.
- Tư vấn phát triển kinh doanh.
- Điều hành phát triển kinh doanh.
- Giám đốc phát triển kinh doanh.
- Giám đốc bán hàng.
- Quan hệ đối tác chiến lược.
- Quản lý hợp đồng xây dựng.
- Chủ doanh nghiệp.
- Đồng sáng lập công ty.
- Giám đốc công ty.
- Doanh nhân.
- Giám đốc tài chính thương mại.
- Quản lý dịch vụ doanh nghiệp.
- Giám đốc điều hành.
- Giám đốc tài chính.
- Kiểm soát tài chính.
- Nhân viên/chuyên viên nhân sự, tuyển dụng.
- Nhân viên sales admin.
- Nhân viên quản lý hành chính.
Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể tự mở công ty, cửa hàng (trực tuyến hay trực tiếp) hoặc đi làm trong các doanh nghiệp, công ty kinh doanh, phân phối, tiếp thị, xây dựng, dịch vụ,… hay cũng dễ dàng tìm việc làm chuyên viên tư vấn kinh doanh tại bất cứ các cơ sở tuyển dụng nào.
c, Khi nào thì được thăng chức khi đi làm ?
Thời gian thăng chức của những người làm các công việc liên quan tới quản trị kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào doanh số thực tế, các dự án thành công, khả năng thực hiện mục tiêu chung. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 5 – 7 năm để trở thành trưởng bộ phận và trên 10 năm để làm giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp.
d, Thời gian thử việc khi làm ngành quản trị kinh doanh:
Thời gian thử việc của các vị trí trong ngành quản trị kinh doanh thông thường là 2 tháng (theo Luật Lao động). Mặc dù vậy, tuỳ vào từng doanh nghiệp, chính sách nội bộ và thoả thuận giữa hai bên mà thời gian thử việc có thể kéo dài hoặc rút ngắn.
Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, họ thậm chí có thể không cần thử việc, trong khi sinh viên mới ra trường “lấn sân” sang các mảng như nhân sự, tài chính,… có thể phải thử việc lâu hơn.
Như vậy, ở bài viết trên học viện edX đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành quản trị kinh doanh. Hãy chọn cho mình một môi trường tốt nhất để phát huy hết khả năng của bản thân nhé. Ngành quản trị kinh doah là một ngành rất rộng, vậy nên cơ hội việc làm cũng vậy. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Dễ xin việc không?
Tìm hiểu thêm: Đại học doanh nghiệp – tương lai của giáo dục.