Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh, thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách toàn diện hơn về ngành này và giúp bạn chọn được môi trường học tập hấp dẫn nhất. Cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.
1, Ngành quản trị kinh doanh là gì ?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị. (Theo wikipedia)
2, Học ngành quản trị kinh doanh có khó không ?
Có thể nói ngành Quản trị kinh doanh là một ngành mông lung nhất hiện nay. Khi mà kiến thức của sinh viên học không chuyên sâu một lĩnh vực nào cả. Các em học tổng quan kiến thức về quản trị Marketing, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, chiến lược,….
Trong môi trường đại học truyền thống, những kiến thức này thuần tuý lý thuyết. Do vậy, nếu bạn là người có khả năng học tốt, nhớ lâu, có tư duy logic, kỹ năng viết tốt chắc chắn sẽ học hiệu quả hơn. Không có môn gì khó hay dễ, nó tuỳ thuộc vào sở thích của bạn. Nếu bạn yêu thích môn học chắc chắn bạn sẽ học tốt.
Trong môi trường Đại học hiện đại, ví dụ như Đại học edX sinh viên không học thuần tuý lý thuyết. Các em học tập thông qua thực hành từ những nhiệm vụ mà doanh nghiệp giao cho. Điều này sẽ làm sinh viên gặp khó khăn lúc đầu. Nhưng các em sẽ nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
3, Học quản trị kinh doanh có dễ xin việc không ?
a, Thực trạng việc làm ngành quản trị kinh doanh hiện nay:
Thực tế hiện nay không được như vậy. Chủ doanh nghiệp thường xếp sinh viên QTKD vào các vị trí Marketing hoặc Kinh doanh. Sau đó tuỳ vào khả năng, sở trường của em để xếp đúng vị trí hơn trong doanh nghiệp.
Nên để nó dễ xin việc không thì nó tuỳ thuộc vào bạn, nếu bạn được thực hành thường xuyên, có kinh nghiệm ngay từ khi tốt nghiệp. Chắc chắn khả năng xin việc làm rất cao. Bạn cần thực hành ngay trong quá trình đại học. Bạn mới có khả năng xin việc làm tốt trong ngành quản trị kinh doanh.
b, Các vị trí việc làm của ngành quản trị kinh doanh:
B.1: Các công việc trong lĩnh vực kinh doanh :
-
Nhân viên kinh doanh:
Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tư vấn và thuyết phục họ chuyển đổi thành khách hàng thực tế. Nhân viên kinh doanh cũng tạo dựng quan hệ và chăm sóc khách hàng hiện tại, mở rộng thị trường.
Mục tiêu của nhân viên kinh doanh là ký kết hợp đồng kinh doanh và tăng doanh số. Đây là vị trí cơ bản, được coi như bước đệm để nhân viên kinh doanh phát triển lên vị trí quản lý trong tương lai.
-
Trưởng phòng kinh doanh:
Trưởng phòng kinh doanh giám sát bộ phận kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm liên quan tới hiệu suất công việc, doanh thu. Trưởng phòng kinh doanh thiết lập mục tiêu kinh doanh, phân tích dữ liệu, tạo chương trình đào tạo, giám sát nhân viên kinh doanh. Những kỹ năng học được trong ngành quản trị kinh doanh sẽ cực kỳ hữu ích cho vị trí việc làm này.
-
Tư vấn kinh doanh:
Tư vấn kinh doanh hay còn được gọi là tư vấn quản lý, giúp các công ty đề xuất biện pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua giảm chi phí và tăng doanh thu. Các chuyên gia tư vấn kinh doanh thường rất xuất sắc trong tìm kiếm, đánh giá thông tin về một vấn đề và thiết kế quy trình cải tiến, khuyến nghị thay đổi có tính hệ thống.
B.2: Công việc kế toán:
Sinh viên hoàn thành chương trình học ngành quản trị kinh doanh có thể trở thành nhân viên kế toán nếu yêu thích lĩnh vực này. Dĩ nhiên, bạn sẽ cần theo học thêm để lấy chứng chỉ kế toán – kiểm toán.
Với nền tảng kiến thức sẵn có, việc đào tạo để trở thành nhân viên kế toán sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán, lập báo cáo tài chính và thiết kế hệ thống kế toán.
B.3: Công việc trong lĩnh vực tài chính:
-
Chuyên viên tài chính:
Chuyên viên tài chính, tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân, thu thập và phân tích dữ liệu. Phát hiện xu hướng đầu tư, hỗ trợ quản lý tài sản và tiền bạc. Đưa ra các đề xuất và khuyến nghị tài chính. Họ có sự hiểu biết sâu rộng về tài chính, tiền tệ và đầu tư.
Sau khi có bằng quản trị kinh doanh, bạn có thể học thêm chứng chỉ và tích luỹ kinh nghiệm để bắt đầu sự nghiệp như một chuyên viên tài chính.
-
Chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường:
Những người có bằng cấp quản trị kinh doanh cũng có thể bắt đầu sự nghiệp bằng cách tìm việc làm chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường. Bạn sẽ giúp công ty tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm có nhu cầu cao và làm thế nào để quảng bá thành công các sản phẩm/dịch vụ đó thông qua các số liệu thực tiễn.
B.4: Việc làm trong lĩnh vực marketing:
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử chuyển hướng sang lĩnh vực marketing. Làm nhân viên hoặc chuyên viên marketing rồi phát triển lên các vị trí quản lý cấp cao hơn. Công việc trong lĩnh vực marketing chủ yếu bao gồm tìm kiếm ý tưởng. Thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng bá, phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số.
Với nền tảng kiến thức học được trong ngành quản trị kinh doanh. Bạn hoàn toàn có khả năng thích nghi với việc làm marketing. Bạn cũng nên tham gia các khoá học bổ sung như học về SEO, SEM,…
B.5: Việc làm trong các tổ chức phi lợi nhuận:
Các vị trí công việc trong những tổ chức phi lợi nhuận thường đòi hỏi ứng viên. Có khả năng lãnh đạo, thuyết phục, tư duy nhanh và tầm nhìn. Do đó, những người tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng có thể làm việc cho các tổ chức này.
4, Học ngành quản trị kinh doanh có cần Tiếng Anh không?
Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất quan trọng không những trong học tập, công việc mà cả trong cuộc sống. Tuy nhiên em hoàn toàn có thể cải thiện khả năng của mình nếu kiên trì học tập, trau dồi và rèn luyện. Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng đối với lĩnh vực này. Bởi vì thời đại này doanh nghiệp đều muốn phát triển và hợp tác với thị trường nước ngoài.
Nhưng nếu như bạn theo học chương trình MBA thì đây là một kỹ năng bắt buộc. Hãy rèn luyện nó sớm để dễ dàng học ngành quản trị kinh doanh này nhé.
5, Điểm yếu của ngành quản trị kinh doanh là gì ?
a, Áp lực cao:
Lý do được ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định học ngành này. Nếu bạn không có khao khát mãnh liệt. Đam mê chinh phục hay bạn nghĩ rằng nó nhàm chán so với các chuyên ngành khác. Chắc hẳn ngành này sinh ra không dành cho bạn.
b, Yêu cầu học chăm chỉ, thực hành bài học, chủ động xử lý tình huống:
Trong quá trình học trên trường có thể học lan man nhiều kiến thức và không đủ thời gian để học. Và để nắm vững kiến thức nếu không được thực hành ở các dự án thực tế ngay sau khi học xong.
Vì ngành học đào tạo những người có khả năng làm việc độc lập, quản lý cả một doanh nghiệp nên việc chủ động xử lý tình huống được yêu cầu cao đối với sinh viên khi theo học.
c, Có nhiều sự lựa chọn, không biết chọn cái gì:
Vì là một ngành học rộng, được đào tạo cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên bạn phân vân không biết nên chọn ngành học nào là phù hợp với mình.
d, Chấp nhận rủi ro thất nghiệp:
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành rộng. Khả năng chuyên sâu không được cung cấp đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu bạn không có kinh nghiệm. Không có kỹ năng tay nghề hay công ty không cần nhiều nhân sự. Tỷ lệ chọi khi xin việc thì có khả năng thất nghiệp cao. Vì vậy, trước khi lựa chọn để theo đuổi, bạn nên cân nhắc suy nghĩ về vấn đề này.
e, Có quá nhiều trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh:
Học ngành này thì dễ nhưng để tạo khác biệt so với hàng trăm sinh viên khác cùng ngành là điều không dễ dàng. Nếu bạn không có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh khi xin việc là không cao.
Trên đây là tổng thể kiến thức về ngành quản trị kinh doanh do học viện edX liệt kê giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành cũng như chọn cho mình được môi trường học tập phù hợp nhất. Chúc bạn thành công.
Có thể bạn cũng quan tâm đến : Review ngành thương mại điện tử
Xem thêm : Giáo sư John Vũ: “Sinh viên quản trị kinh doanh nên học gì là tốt nhất?”